Đây là câu hỏi mà hầu hết mọi người đều băn khoăn, lo lắng khi ăn mít. Chưa có một nghiên cứu khoa học chính thức nào nói về việc ăn mít sẽ bị nóng. Bất cứ một loại hoa quả nào cũng có mặt tốt và mặt hạn chế của nó. Chỉ cần chúng ta hiểu và sử dụng đúng cách sẽ mang lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe.
Mít là một loại quả hấp dẫn với hương thơm đặc chưng mà bất kỳ ai cũng có thể phát hiện ra nếu nhà bạn có một quả mít chín trong nhà.Quả mít chín có hàm lượng vitamin và khoáng chất cao. Lượng đường trong qua mít chín cũng khá cao nên cần hạn chế với những người bị tiểu đường, bệnh gan, một số bệnh mạn tính
Giá trị dinh trong 100g mít chín
Số liệu được lấy theo phân tích từ Wikipedia một trang báo uy tín nhất hiện nay.
Calo (kcal) 94
Lipid 0,6 g
Chất béo chuyển hóa 0 g
Cholesterol 0 mg
Natri 2 mg
Kali 448 mg
Cacbohydrat 23 g
Chất xơ 1,5 g
Đường 19 g
Protein 1,7 g
Mít chín cây phải có mắt mở to, khô đầu mắt, gai mít phải nhăn lại
Chia sẻ của Bác Sỹ Hải về câu hỏi ăn mít có nóng không
Giải đáp thắc mắc của hầu hết chị em về việc ăn mít sẽ làm nóng, gây nổi mụn. Ths. Bs Hải cho biết trên Infonet, quan niệm này không chính xác vì mít ăn vào không hề bị nóng.
Tuy nhiên, Bs Hải cũng khuyên những người có cơ địa hay bị mọc mụn nhọt, rôm sảy, hay bị chắp lẹo mắt không nên ăn nhiều các loại quả này, vì hàm lượng đường cao trong quả sẽ làm tăng lượng đường trong máu là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, nhất là tụ cầu, nguyên nhân gây nên tình trạng mụn nhọt, chốc lở.
Bs Hải cho biết thêm, quả chín là nguồn cung cấp vitamin và muối khoáng quan trọng trong chế độ ăn của mỗi người, vì ăn trực tiếp không qua nấu nướng nên quả chín giữ nguyên được hàm lượng vitamin và khoáng chất.
“ Không có loại quả chín nào là nóng, mà chỉ có các loại quả có hàm lượng đường cao nếu ăn quá nhiều thì cũng không tốt cho sức khỏe, còn những người không thuộc diện phải ăn kiêng thì vẫn ăn bình thường” – Bs Hải cho biết thêm.
Vì thế, theo vị chuyên gia dinh dưỡng này, mỗi ngày chúng ta nên ăn từ 400g - 500g quả chín, ăn đa dạng các loại quả khác nhau thì sẽ cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể, cung cấp đủ chất xơ giúp chống táo bón mà không cần phải dùng thuốc uống
Bệnh nhân tiểu đường: Người bệnh tiểu đường phải tuân thủ chế độ ăn kiêng phù hợp. Trong đó những thực phẩm có lượng đường cao như mít, xoài được khuyến cao không nên ăn nhiều. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng các loại hạt dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày như: hạt diêm mạch, hạt hạnh nhân, hạt chia.... xem thêm các loại hạt dinh dưỡng tốt cho bệnh tiểu đường.
Người bị mụn nhọt, chốc lở, rôm sảy: Những người này nên hạn chế ăn mít không phải vì mít mít gây nóng mà do lượng đường trong mít cao làm tăng lượng đường trong máu tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển làm tình trạng bệnh nặng thêm.
Những người bị suy thận: Người bị suy thận khả năng thải trừ kali kém dẫn đến tình trạng ứ động kali trong máu làm tăng kali máu. Nếu nghiêm trong sẽ đẫn đến tử vong do tim ngừng đập.
Những người gầy yếu, cơ thể suy nhược: Mít có hàm lượng chất xơ cao nên những người sức khỏe yếu ăn vào sẽ bị tình khó tiêu đẫn đến đầy bụng.
Những người mắc bệnh mãn tính: nếu bạn mắc phải một số bệnh mãn tính như hen suyễn, viêm xoang....thì nên ăn mít ở mức độ thưởng thức chứ không nên ăn nhiều.
Những người khỏe mạnh ăn mít rất tốt
+ Được thoải mái thưởng thức những múi mít chín thơm lừng mà không lo bị nóng.
+ Mít chín là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tổng hợp giúp làm da sáng bóng, hồng hào.
+ Những người muốn giảm cân ăn mít rất tốt, trong mít có nhiều chất xơ giúp bạn có cảm giác no lâu, đặc biệt mít không có chất béo.
Gần đây trên mạng xã hội đang xôn sao vì câu chuyện người phụ nữ ở Bắc Ninh ăn mít hai ngày liên tục mà không có vấn đề gì về sức khỏe mà lại giảm được cân.
Mít rất ngon và bổ dưỡng nhưng cũng rất nguy hiểm nếu chúng ta không biết phân đâu là mít chín cây, đâu là mít tiêm hóa chất.
Bạn cần biết: Cách nhận biết mít tiêm hóa chất