So sánh sản phẩm
Kiểm tra đơn hàng

Mã đơn hàng

Email

​Những điều nên biết về bệnh cận thị

Ngày đăng : 10:39:54 27-05-2017
Bệnh cận thị là một loại tật khúc xạ, gây rối loạn chức năng của thị giác, tia sáng sẽ hội tụ trước võng mạc, thay vì hội tụ đúng võng mạc như mắt người thường, điều này khiến người bị cận thị chỉ có thể nhìn được những vật ở gần mà không nhìn rõ được những vật ở cách xa.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới, trên thế giới có khoảng 800 triệu người mắc bệnh cận thị, các em học sinh từ 7-16 tuổi là nhóm dễ mắc bệnh cận thị nhất.

 
những điều nên biết về bệnh cận thị
  • Nguyên nhân dẫn đến bệnh cận thị

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh cận thị, trong đó có các nguyên nhân chính là:
+ Thường xuyên làm việc, nhìn gần nhiều trong môi trường thiếu ánh sáng, mắt không được nghỉ ngơi hợp lý
+ Do bẩm sinh, di truyền từ bố mẹ
+ Tư thế ngồi làm việc, ngồi học, đọc sách, không đúng
+ Cơ địa mắt to hơn bình thường, lớp vỏ nhãn cầu đàn hồi kém.

 
bệnh cận thị
 
  • Biểu hiện của bệnh cận thị

Khi mắc bệnh cận thị, chúng ta sẽ gặp phải các triệu chứng như:
+ Thường xuyên thấy mỏi mắt, nheo mắt, nhức mắt khi đọc sách hoặc xem tivi.
+ Dễ nhạy cảm với ánh sáng do khả năng điều tiết của mắt kém.
+ Nhìn không rõ những vật ở xa
+ Bị nhầm lẫn giữa nét số và nét chữ
+ Thường xuyên bị nhức đầu, chảy nước mắt do mỏi mắt
  • Phân loại cận thị

Cận thị được chia ra làm 5 loại khác nhau, bao gồm:
- Cận thị đơn thuần (cận thị tự nhiên)
Cận thị đơn thuần có tên tiếng anh là Simple myopia. Khi bị cận thị đơn thuần độ cận sẽ nhỏ hơn 6 Điốp và có thể đi kèm với loạn thị. Loại cận này thường bắt gặp ở độ tuổi đi học từ 6-18 tuổi (chiếm 70% tỉ lệ những người bị cận thị), nguyên nhân hình thành là do chế độ sinh hoạt và di truyền. Cận thị đơn thuần sẽ phát triển trong nhiều năm và ngừng lại ở một mức độ nhất định.
- Cận thị thứ phát
Đây là loại cận thị hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau như: sơ hóa thủy tinh thể, tác dụng phụ của một số loại thuốc, bệnh tiểu đường
- Cận thị ban đêm
Cận thị ban đêm nghĩa là mắt của bạn sẽ nhìn kém đi vào ban đêm hoặc khi ánh sáng yếu, vào ban ngày mắt vẫn nhìn bình thường
 
những điều nên biết về bệnh cận thị
- Cận thị giả
Loại cận thị này hình thành khi mắt gia tăng điều tiết, vì thông thường mi trong mắt sẽ phụ trách nhiệm vụ chỉnh khả năng điều tiết, nhưng khi làm việc mệt mỏi “mi” sẽ bị co cứng, dẫn đến cận thị giả , làm mắt không nhìn rõ như bình thường. Nhưng tình trạng này chỉ diễn ra tạm thời, mắt sẽ phục hồi sau một thời gian nghỉ ngơi.
- Cận thị bệnh lý hay cận thị thoái hóa
Cận thị thoái hóa là loại cận rất nặng, lúc này mắt thường cận hơn 6 Điốp, kèm theo đó là thoái hóa bán phần sau của nhãn cầu (trục nhãn cầu phát triển nhanh hơn bình thường, mắt không ổn định), mắt liên tục tăng độ cận, dẫn tới nhìn mọi mật xung quanh ngày một mờ và nhòe hơn, lâu dần sẽ dẫn tới thoái hóa võng mạc. Loại cận thị này khá hiểm và cực kỳ nguy hiểm, chúng thường phát triển từ khi còn rất nhỏ và không ngừng lại cả khi người bệnh đã trưởng thành.
  • Bệnh cận thị có chữa khỏi được không?

Bệnh cận thị thường sẽ không cần phải phẫu thuật, nếu phát hiện sớm và có các biện pháp điều trị kịp thời độ cận có thể giảm, thông thường phương pháp điều chỉnh kính là cách an toàn và hiệu quả nhất đối với người bị cận. Kính mà người cận thị đeo là thấu kính phân kì, nên cần đeo kính liên tục và kiểm tra định kỳ từ 4-6 tháng để tránh tăng độ cận.
 
bài tập giúp giảm cận thị
 
  • Bài tập giúp thư giãn mắt và hỗ trợ giảm độ cận

Người bị cận thị nên duy trì thói quen tập luyện, giúp mắt thư giãn. Dưới đây là một số bài tập giúp chữa cận thị.
- Nhắm chặt mắt từ 3-5 giây rồi mở mắt trong 3-5 giây, lặp đi lặp lại động tác này khoảng 6-8 lần.
- Đầu tiên, bạn đảo mắt chậm rãi sang bến trái, theo một vòng tròn từ 5-10 lần, sau đó lại đảo mắt sang phải từ 5-10 lần nữa.
- Nhắm mắt sau đó dùng ngón tay xoa tròn vùng da xung quanh mất trong vòng 1 đến 2 phút. (Lưu ý: rửa tay thật sạch trước khi mát xa)
- Đầu tiên, bạn nheo mắt trong vòng 5 giây (như đang phải nheo mắt nhìn thứ gì đó ở xa), rồi mở mắt to nhất có thể (giữ trong vòng 5 giây, rồi trở lại bình thường), làm như vậy khoảng 8-10 lần.
 
>>> Xem thêm: Nguyên nhân dẫn đến bệnh đục thủy tinh thể

 
Tags:
Tin cùng danh mục
Tin liên quan
a
Giỏ hàng của tôi (0)