Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Variola major hoặc virus Variola minor gây ra. Đây là loại bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa từ mùa xuân sang mùa hạ. Người mắc bệnh thủy đậu nếu không được chăm sóc điều trị đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng rất nguy hiểm.
1. Bệnh thủy đậu có thể lây lan trong cộng đồng
+ Virus gây bệnh thủy đậu có thể lây lan qua đường hô hấp (trong không khí), bạn có thể bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra từ người mắc bệnh thủy đậu.
+ Khi tiếp xúc với người mắc bệnh nếu không cẩn thận có thể lây từ những bỏng nước bị vỡ, vùng da bị tổn thương hoặc qua tiếp xúc với những vật dụng của người bệnh.
2. Dấu hiệu của bệnh thủy đậu
+ Khi bắt đầu khởi phát, người mắc bệnh có những biểu hiện như: sốt, đau đầu, đau cơ,…Tuy nhiên, có một số trường hợp sẽ không có triệu chứng báo động trước
+ Sau thời gian ủ bệnh từ 1 đến 2 tuần, cơ thể sẽ xuất hiện những “nốt rạ”. Đây là nốt tròn nhỏ xuất hiện trong vòng 12-24 giờ, các nốt này sẽ tiến triển thành những nốt mụn nước. Những nốt rạ có thể mọc rải rác trên khắp cơ thể từ đầu, mặt, chân, tay,....Số lượng trung bình khoảng 100-300 nốt.
+ Bệnh thủy đậu thường kéo dài từ 7-10 ngày.
3. Những lưu ý khi mắc bệnh thủy đậu
+ Không ra chỗ đông người: Vì có thể lây bệnh cho người khác thông qua không khí, cũng như qua tiếp xúc với quần áo hoặc những vật dụng đã bị nhiễm dịch tiết từ mụn nước.
+ Không dùng chung đồ với người khác: Chính vì đây là một loại bệnh lây lan rất nhanh, nên khi bị thủy đậu bạn tuyệt đối không nên dùng chung: Khăn mặt, cốc uống nước, chậu rửa mặt,…với người bình thường.
+ Không gãi: vì khi gãi cơn ngứa của bạn không những không chấm dứt mà còn làm vỡ các nốt bọng nước, làm lây lan ra những vùng da bên cạnh, khiến mụn nước càng mọc nhiều hơn
+ Không ăn các thức ăn chiên nóng, sữa, đồ nếp, thức ăn tanh vì sẽ làm mụn nước bị sưng tấy lên. Nên sử dụng các thực phẩm giàu vitamin A, C, kẽm để nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.
+ Nhiều người thường có quan niệm rằng khi bị thủy đậu phải tuyệt đối kiêng nước. Nhưng trên thực tế nếu kiêng không tắm trong vòng nhiều ngày như thế sẽ làm những nốt mụn nước bị nhiễm trùng dẫn đến nhiều triệu chứng trầm trọng hơn. Tốt nhất bạn vẫn nên tắm gội qua bằng nước ấm pha muối hàng ngày, thực hiện việc lau rửa thật nhẹ nhàng, tránh để mụn nước bị vỡ sẽ rất dễ nhiễm vi khuẩn và để lại sẹo. (Lưu ý: Tắm gội nhanh chóng, khi tắm gội xong nên dùng khăn khô lau người để những nốt mụn nước được khô ráo).
+ Bạn không nên bôi thuốc xanh methylen lên những nốt mụn nước chưa vỡ, vì bôi lúc này dường như cũng không có tác dụng gì, mà bạn nên bôi “Hồ nước” để làm dịu cơn ngứa, sau 30 phút thì bôi “Acyclovir” để làm nốt mụn nhanh bay. Bạn chỉ lên bôi thuốc xanh methylen vào những nốt mụn đã vỡ, để tránh nhiễm trùng và nhanh liền sẹo.
+ Nên dùng các thực phẩm như cháo đậu đỏ, cháo thịt heo, rau sam, rau ngót,
+ Sau nhiều ngày điều trị mà bệnh không giảm, thì hãy đến gặp bác sĩ để có được những phương pháp điều trị tốt nhất.