Nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng, trong 100g kiwi có chứa:
Năng lượng (61 kcal), cacbohydrat (14.66g), đường (8.99g), chất xơ thực phẩm (3g), chất béo (0.52g), chất đạm (1.14g), vitamin B1 (0.027mg, tương đương 2%), vitamin B2 (0.025mg, tương đương 2%), Vitamin B3 (0.341mg, tương đương 2%), Vitamin B5 (0.183mg, tương đương 4%), vitamin B6 (0.063mg, tương đương 5%), vitamin C (92.7mg, tương đương 112%), vitamin E (1.46mg, tương đương 10%), canxi (34mg), sắt (0.31mg), magie (17mg), mangan (0.098mg), phốt pho (34mg), kali (312mg), natri (3mg), kẽm (0.14mg).
Trong kiwi chứa hàm lượng lớn kali,có tác dụng cân bằng hàm lượng electron trong cơ thể. Từ đó, có thể điều chỉnh huyết áp ở mức ổn định
Hàm lượng vitamin C và các hợp chất chống oxy hóa trong kiwi sẽ kích thích hệ thống tiêu hóa, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể
Hàm lượng chất xơ cao và chỉ số glycemic thấp trong kiwi, có tác dụng tuyệt vời đối với những người đang thực hiện chế độ ăn uống giảm cân. Vì vậy, dù bạn ăn nhiều kiwi đến đâu cũng không phải lo lắng đến chuyện tăng cân.
Sử dụng 1 trái kiwi mỗi ngày bạn có thể giảm được nguy cơ đông máu đến 19% và giảm hàm lượng chất béo cung cấp vào cơ thể đến 16%. Chính vì vậy, khi mắc bệnh tim hãy lựa chọn kiwi làm món ăn vặt hàng ngày để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình
Thoái hóa điểm vàng là một nguyên nhân chính dẫn đến bệnh quáng gà khi lớn tuổi. Sử dụng 1 trái kiwi mỗi ngày sẽ làm giảm thoái hóa điểm vàng đến 35% so với người không ăn (nhờ hàm lượng zeaxanthin và lutein có trong kiwi)
3. Cách bảo quản và sử dụng
+ Nên bảo quản kiwi trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 0-4 độ C. Nếu để kiwi ở nhiệt độ thông thường kiwi có thể chín trong khoảng 1-2h.
+ Nên cắt ngang quả kiwi rồi dùng thìa xúc ăn, chứ không nên bổ dọc giống như những loại trái cây thông thường khác.
+ Kiwi ngoài ăn trực tiếp còn có thể dùng để trộn salad, làm bánh ngọt, làm kem.
+ Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người tiêu dùng nên ăn cả vỏ kiwi sau khi đã rửa sạch và chà hết phần lông.